Những Triệu Chứng Của Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh lây lan do một nhóm vi rút đường ruột gây ra. Triệu chứng thường thấy ở bệnh tay chân miệng là hiện tượng xuất hiện các đốm đỏ trên tay và chân cũng như nhiệt miệng. Bệnh do nhiều nhóm vi rút khác nhau gây ra và người mắc bệnh hoàn toàn có thể bị tái nhiễm nhiều lần.
Nội dung bài viết
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa cũng như thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng. Tỷ lệ biến chứng nặng của bệnh không cao, phần lớn bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm được ghi nhận.
Triệu Chứng Bệnh Tay Chân Miệng?
Quan niệm sai lầm: Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng chỉ xuất hiện trên tay, chân và miệng.
Sự thật: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường bao gồm những dấu hiệu đầu tiên như sau:
- Nóng sốt (trên 38°C)
- Đau họng
- Ăn không ngon, biến ăn
- Đau bụng
Thời kỳ ủ bệnh thường thấy (từ khi nhiễm bệnh cho đến khi bắt đầu có triệu chứng) là 3-7 ngày.
Các dấu hiệu khác sẽ xuất hiện trên tay, chân và miệng người bệnh bao gồm:
- Loét miệng – những đốm đỏ phát triển bên trong vết nhiệt miệng màu vàng
- Đốm đỏ và mụn nước – các nốt đỏ xuất hiện trên ngón tay, ngón chân, bàn tay và bàn chân rồi phát triển thành những mụn nước có vòng tròn màu xám
Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Tay Chân Miệng Là Gì?
Quan niệm sai lầm: Nguyên nhân bệnh tay chân miệng là do tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh.
Sự thực: Đúng là có bệnh tay chân miệng ở động vật. Nhưng bệnh này không truyền từ vật nuôi hoặc các loại động vật khác sang người và ngược lại.
Vi rút gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan từ người này sang người khác, thông qua tiếp xúc trực tiếp (với các dịch tiết mũi họng, nước bọt); thông qua đường tiêu hoá (do ăn phải thức ăn nhiễm vi rút) hay thông qua đường phân – miệng (do tiếp xúc nhà vệ sinh có chứa vi rút gây bệnh).
Người nhiễm bệnh có khả năng lây bệnh cho người khác trong thời kỳ ủ bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường lây lan mạnh trong khoảng thời gian 5 ngày sau khi phát bệnh.
Làm Thế Nào Để Phòng Tránh Bệnh Tay Chân Miệng?
Phương pháp tối ưu nhất để giảm thiểu mầm vi khuẩn gây bệnh là giữ gìn vệ sinh nhà cửa và vệ sinh cá nhân với các sản phẩm diệt khuẩn hiệu quả.
- Sau khi hắt hơi hay ho, vứt khan giấy vừa sử dụng vào sọt rác càng sớm càng tốt.
- Rửa tay thường xuyên và đúng cách bằng nước ấm và xà phòng
- Không dùng chung ly, chén, dao kéo, quần áo hoặc khăn tắm với người khác
- Lau dọn nhà vệ sinh thường xuyên và diệt khuẩn hiệu quả với nước tẩy Vim
- Khử trùng các bề mặt và vật bị nhiễm khuẩn bằng chất tẩy rửa gia dụng
- Dùng nước nóng để giặt riêng quần áo và ga trải giường bị nhiễm khuẩn
Lưu ý: Sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh, trẻ sẽ không bị bệnh ngay mà phải mất khoảng từ 3 – 6 ngày các dấu hiệu đặc trưng của bệnh mới xuất hiện. Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Trong một số trường hợp, trẻ bị tay chân miệng có thể không có dấu hiệu của bệnh hoặc các triệu chứng xuất hiện rất nhẹ. Điều đó thường khiến bạn chủ quan. Nếu con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chăm sóc đúng cách nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.