Các Bệnh Mùa Hè Thường Gặp Ở Trẻ
Với đặc điểm nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè, trong đó đáng lưu ý nhất là các bệnh do vi nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng.
Nội dung bài viết
BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ
Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm. Dưới đây là 5 bệnh nguy hiểm ở trẻ mùa hè, mẹ hãy tham khảo để chủ động phát hiện và phòng tránh kịp thời cho trẻ nhé:
Bệnh Đường Hô Hấp
Viêm đường hô hấp trên được chia thành 2 loại: viêm đường hô hấp trên cấp tính và viêm đường hô hấp trên mãn tính.
- Bệnh hay xảy ra khi có một số yếu tố thuận lợi tác động vào như thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh.
- uống nước quá lạnh hoặc nước đá, kem.
- nằm, ngồi trước luồng gió lạnh của quạt hoặc điều hòa nhiệt độ…
Viêm đường hô hấp trên không phải là một bệnh mà là một tổ hợp bệnh bao gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Mặc dù có nhiều bệnh đơn lẻ khác nhau nhưng chúng đều có một số biểu hiện chung rất dễ nhận thấy.
Những triệu chứng chủ yếu bao gồm: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp…
Bệnh Tay Chân Miệng
Là một bệnh lây nhiễm do một loại nhiễm trùng do virus gây ra, thường xảy ra ở trẻ em và rất dễ lây lan thành dịch. Khi trẻ mắc bệnh hay có các biểu hiện sau:
Sốt, biếng ăn, nôn mửa, mệt mỏi. Sau 1 đến 2 ngày sốt trẻ bắt đầu đau họng, xuất hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước ở miệng, tay chân, phát ban không ngứa bàn chân. Căn bệnh này thường xuất hiện vào mùa hè.
Bệnh Thủy Đậu
Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra. Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian khoảng 10-20 ngày (gọi là thời kỳ ủ bệnh). người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm siêu vi (sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn…).
Lúc này, trên da người bệnh có thể xuất hiện những hồng ban có đường kính vài milimet và sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Đa số nốt đậu có đường kính dưới 5mm, tuy nhiên cũng có nốt đậu có đường kính tới 10mm.
Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng. Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, khoảng 1 ngày sau trở nên đục như mủ rồi 2-3 ngày kế tiếp thì vỡ ra, các mụn sẽ đóng vẩy.
Bệnh Sốt Xuất Huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên, muỗi vằn chính là nguyên nhân chính lây lan dịch bệnh qua các vết muỗi đốt.
Bệnh xảy ra quanh năm và thường cao điểm vào mùa mưa (tháng 5 – 10). Với các triệu chứng chính như: Sốt cao, đau đầu, nhức mỏi, mệt mỏi toàn thân. Sau 2-3 ngày sẽ xuất hiện các hiện tượng xuất huyết, nổi các chấm đỏ trên da gây ngứa.
Bệnh Sởi
Đây là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus và chưa có thuốc đặc trị. Đây là bệnh dễ xuất hiện trong lúc giao mùa. Và gây ra những biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ ba mẹ cần lưu ý: Sốt, hắt hơi, sổ mũi, ho, đau họng, đỏ mắt, phát ban…
Nếu trẻ có các triệu chứng sau, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay: Sốt cao, khó thở, ho nhiều, đau tai, quấy khóc nhiều, co giật…
Các Thực Phẩm Tốt Cho Trẻ
Cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ chính là nên cho trẻ ăn nhiều các loại quả như: dâu tây, đu đủ, xoài, dưa hấu, đào chín… Những loại quả này rất giàu vitamin C, Kali, Beta-caroten… và các khoáng chất giúp cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng.
Tăng cường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau dền, rau muống, bí xanh… Mùa hè trẻ thường vận động nhiều. Trong thời tiết nóng bức, ra mồ hôi nhiều nên dễ bị mất nước.
Chú ý cho trẻ uống đủ nước, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày. Bổ sung các loại nước uống có giá trị dinh dưỡng. Như nước cam, chanh, các loại nước ép từ quả tươi để tăng cường vitamin.
Ngoài ra còn có sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống cũng là những loại nước uống nhiều dinh dưỡng. Tốt cho sức khỏe của trẻ.
Các loại nước uống chế biến từ hoa quả nên cho trẻ uống ngay. Tránh để lâu trong môi trường nhiệt độ cao sẽ làm mất vitamin. Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, các loại nước, nước quả, sữa,…bảo quản trong tủ lạnh nên bỏ ra ngoài khoảng 10 – 15 phút trước khi cho trẻ uống.
Mọi người có thể tham khảo những bài viết bổ ích ở: bacsi247