Những Triệu Chứng Đau Bụng Giun
Đau bụng giun, hầu hết ba mẹ đều biết hậu quả của việc nhiễm giun: Trẻ sẽ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu máu… Thậm chí, khả năng tử vong là có xảy ra nếu biến chứng nặng. Đau bụng giun là dấu hiệu điển hình đầu tiên giúp ba mẹ nhận biết vấn đề này.
Nội dung bài viết
ĐAU BỤNG GIUN
Giun sán là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh và hay gặp chủ yếu ở trẻ em. Là những nỗi ám ảnh đối với những bậc cha mẹ khi có con nhỏ. Đối với chúng ta là một đất nước nhiệt đới, khả năng mà trẻ em bị nhiễm giun đường ruột thường sẽ rất lớn. Tuy nhiên, các triệu chứng nhiễm giun ở trẻ em thì sẽ không hề giống nhau và khác nhau ở mỗi trẻ. Vậy Giun sán là gì ?
Giun là một loại ký sinh trùng, sống chủ yếu trong đường ruột. Giun dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác bằng việc vô tình đưa vật chất vào miệng. Giun móc, giun tròn và sán xâm nhập cơ thể người qua việc tiếp xúc với đất bị ô nhiễm do phân.
Ngoài ra, con người có thể bị nhiễm giun nếu ăn phải thực phẩm nhiễm trứng sán dây hoặc ấu trùng sán như thịt lợn, thịt bò sống... Trẻ bị nhiễm giun sẽ gây ra biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu máu và thậm chí tử vong.
Các Loại Giun Thường Gặp Ở Trẻ Em
- Giun đũa: Sống ký sinh ở ruột non. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm đất, nước. Trứng giun tiếp tục qua thức ăn, nước uống... vào miệng người, đi vào ruột, nở và phát triển thành giun trưởng thành. Biến chứng của giun đũa là gây tắc ruột, áp xe gan, giun chui tuyến mật.
- Giun kim: Sống ở ruột non, sau đó sống ở ruột già, giun cái đẻ trứng ở rìa hậu môn, gây ngứa hậu môn.
- Đường lây truyền trứng giun kim từ hậu môn hậu môn vào miệng qua tay, quần áo. Trứng giun kim vào ruột phát triển thành giun trưởng thành.
- Giun kim là loại giun đường ruột phổ biến nhất ở con người. Triệu chứng nhiễm giun rất rõ ràng nhưng con đường lây truyền của giun rất khó nhận biết.
- Giun móc: Sống ký sinh ở tá tràng, miệng giun bám vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun cái đẻ trứng. Sau đó, trứng theo phân ra ngoài và nở thành ấu trùng. Đường lây nhiễm giun móc là con người đưa ấu trùng giun vào cơ thể qua việc ăn rau sống, tay bẩn đưa lên miệng..
- Giun tóc: Sống ký sinh ở ruột già. Đường lây nhiễm là do ăn phải trứng giun trong thức ăn, nước uống. Trứng giun tóc vào ruột sẽ phát triển thành giun trưởng thành.
Có thể thấy, trứng giun dễ dàng lây sang cho nhiều trẻ khác và cả các thành viên trong gia đinh vì nó có thể tồn tại lên đến ba tuần ở bên ngoài cơ thể. Vì thế, trứng sẽ được đưa vào miệng xuống ruột non thành giun trưởng thành và lại để trứng xung quanh hậu môn.
Vòng đời này tiếp tục lặp đi lặp lại và trẻ lại tự nhiễm giun của chính mình và lây nhiễm sang cả những người khác.
Xem Thêm: tẩy giun đúng cách
Triệu Chứng Nhiễm Giun Ở Trẻ Em
Trẻ em bị nhiễm giun có thể không có triệu chứng gì hoặc có biểu hiện ngứa vùng hậu môn vào ban đêm. Ngoài ra trẻ còn có thể gặp phải một vài triệu chứng sau đây:
- Về tiêu hóa: Trẻ ăn uống kém, hoặc có trường hợp vẫn ăn tốt nhưng không tăng cân. Đau bụng vùng quanh rốn hoặc thành cơn ở hố chậu phải. Trẻ có nhiều giun đũa thì thường đau khi đói. Trẻ có thể nôn trớ, có thể có biểu hiện lợm giọng buồn nôn lúc buỏi sáng ngủ dậy. Một số trẻ có thế có biểu hiện đi tướt. Khi có quá nhiều giun có thể thấy nôn hoặc đi ngoài ra giun.
- Khó chịu và thay đổi trong hoạt động hàng ngày.
- Khó ngủ hoặc bồn chồn, thỉnh thoảng hay đái dầm.
- Bụng ỏng
- Gầy yếu
- Trẻ có thể nôn hoặc đi phân có giun
- Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc trong phân
- Bé gái có thể bị mẩn đỏ, ngứa quanh vùng âm đạo
- Biểu hiện thiếu máu, thở khò khè, ho khan
- Biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất
Cách tốt nhất của phụ huynh để nhận biết trẻ bị nhiễm giun hay không là kiểm tra hậu môn của trẻ bằng việc soi đèn khi bé đang ngủ. Nếu trẻ bị nhiễm giun thì bạn có thể thấy những con giun mỏng, trắng di chuyển giống như sợi dài khoảng từ 5 đến 15mm nhưng bạn không thể thấy được trứng của giun kim bằng mắt thường.
Tuy nhiên, ngoài phương pháp trên thì theo như các bác sĩ chia sẻ, bạn có thể sử dụng băng dính dán lên hậu môn của trẻ để phát hiện ra trứng của giun kim nếu như trẻ có các biểu hiện nhiễm giun như trên.
Xét nghiệm trong phân tìm trứng giun sẽ thấy có trứng giun. Trong một số trường hợp nhiều giun đũa thì siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh của giun đũa.
Trẻ Có Giun Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Như Thế Nào?
- Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa dẫn đến không hấp thu được nhiều dinh dưỡng (do bị chia sẻ dinh dưỡng với giun).
- Trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc.
- Trẻ có thể bị tắc ruột do búi giun.
- Gây ra những cơn đau cấp khi giun chui lên đường mật.
- Gây đau dạ dày cấp khi giun chui lên dạ day.
- Trường hợp giun chui lên ống tụy, gây viêm tụy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Một số loại giun khác trong quá trình sinh trưởng và phát triển có thể di trú lên mắt, não…
Thời Gian Tẩy Giun Cho Trẻ
- Trẻ 2 tuổi có thể tẩy giun.
- Trẻ dưới 2 tuổi có giun thì cha mẹ sẽ tẩy giun cho con theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đối với những trẻ không bị đau bụng, không có các triệu chứng có giun thì ngoài 4 tuổi cũng cần tẩy giun cho trẻ…
Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Tẩy Giun
- Tẩy giun là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là những trẻ vui chơi, sinh hoạt trong những điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Phụ huynh cần lưu ý những điểm sau
- Thuốc tẩy giun có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, nôn, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Nhưng các triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như: phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời
- Thuốc có thể được uống trong hoặc ngay sau bữa ăn, không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ. Nhưng thông thường thuốc tẩy giun được sử dụng vào buổi sáng, trước khi ăn.
- Khi dùng thuốc tẩy giun nói chung và albendazole nói riêng, cần lưu ý: không dùng thuốc cho các trường hợp như phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi; người có tiền sử mẫn cảm với thành phần có trong chế phẩm; người bị suy gan, nhiễm độc tủy xương...
- Để hạn chế việc tái nhiễm giun, cần rửa tay sạch sẽ khi ăn; ăn thức ăn chế biến sạch sẽ, nấu kỹ và bảo quản tốt; diệt ruồi và gián vì chúng có thể bám vào phân hay thức ăn nhiễm trứng giun và bò hay đậu lên thức ăn sạch; rửa sạch sẽ đồ chơi, không để trẻ bò lê dưới đất...
Phòng Tránh Bệnh Giun Cho Trẻ
Để phòng tránh nhiễm giun sán cho trẻ, các bậc cha mẹ cần lưu ý:
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho trẻ: uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa.
- Giữ vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ.
- Không cho trẻ ăn sống (các món trần, nhúng) mà phải cho trẻ ăn chín, uống sôi.
- Thường xuyên cắt móng tay, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi đại tiện, không cho bé đi đại tiện bừa bãi.
- Nhắc nhở con có ý thức rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Ở nông thôn, cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước, không để bé bò lê la, nghịch đất cát.
- Định kỳ 6 tháng cho bé uống thuốc tẩy giun một lần. Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà.
- Nhắc nhở con có ý thức rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
Bạn cần có được những hiểu biết về cách thức lây truyền và hoạt động của giun kim để có thể kịp thời phát hiện bé nhà mình đang bị nhiễm giun. Việc phát hiện sớm, thực hiện xét nghiệm bằng dính có thể giúp bác sĩ điều trị sớm và hướng dẫn bạn cách phòng ngừa hiệu quả.