Chảy Máu Tiêu Hóa Dưới Nguyên Nhân
Chảy máu tiêu hóa dưới thường liên quan đến đi tiêu ra máu. Máu có thể là máu đỏ tươi, máu đông hay máu lẫn với phân.
Nội dung bài viết
CHẢY MÁU TIÊU HÓA DƯỚI
Mức độ chảy máu tiêu hóa dưới là nhẹ, trung bình hay nặng phụ thuộc vào lượng máu mất đi. Cùng blogbacsi247 tìm hiểu về bệnh chảy máu tiêu hóa dươi.
Chảy Máu Tiêu Hóa Dưới Nguyên Nhân Do Đâu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này như bệnh trĩ, viêm loét đại trực tràng... Cần đi khám nếu có triệu chứng để được chẩn đoán và điều trị. Chảy máu tiêu hóa dưới thường liên quan đến đi tiêu ra máu.
Dấu Hiệu Chảy Máu Tiêu Hóa Dưới
Dấu hiệu của chảy máu tiêu hóa dưới có thể dễ dàng nhận biết. Nhưng đôi khi không rõ ràng để nhìn thấy. Nó tùy thuộc vào vị trí máu chảy cũng như lượng máu mất nhiều hay ít.
Chảy Máu Tiêu Hóa Dưới Thường Có Biểu Hiện:
- Máu nhỏ sau đi tiêu làm nước bồn cầu có màu hồng hay đỏ.
- Thấy máu trên giấy vệ sinh sau khi chùi.
- Đi cầu ra máu: Máu có thể bao quanh phân; nhỏ giọt sau phân; chảy máu trước khi đi ra phân.
- Đi tiêu phân đen: Phân có màu đen, sệt, dính như bã cà phê và có mùi tanh.
Các Dấu Hiệu Của Thiếu Máu:
- Khi lượng máu mất nhiều và đột ngột. Người bệnh có thể có triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai. Nặng nề hơn là khó thở, hạ huyết áp hay ngất. Đây là những dấu hiệu nặng cần được đến cấp cứu ngay.
- Nếu máu mất rỉ ra mà không được phát hiện, người bệnh sẽ có những dấu hiệu của thiếu máu mạn như xanh xao, mệt mỏi, giảm trí nhớ, giảm vận động,…
Các Bệnh Lý Có Thể Gặp
Có nhiều tình trạng và bệnh lý có thể gây ra chảy máu trực tràng. Sau đây là những bệnh lý thường gặp:
Nứt Kẽ Hậu Môn
Nứt kẽ là tình trạng xuất hiện các vết loét, nứt ở rìa hoặc ống hậu môn. Các vết nứt này gây ra sự đau đớn, ra máu khi đi tiêu. Nứt kẽ hậu môn thường liên quan đến táo bón lâu năm hay phân cứng.
Bệnh Trĩ
Trĩ là sự phình lên của các đám rối tĩnh mạch ở ống hậu môn. Đây một bệnh lý thường gặp và gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, đặc biệt là ở những người táo bón nặng, ngồi nhiều, chế độ ăn ít xơ,…
Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ là đi cầu ra máu đỏ tươi hay đỏ bầm, đi cầu có khối phồng sa ra ngoài hậu môn hay cảm giác đi cầu không hết phân,...
Ung Thư Đại Trực Tràng
Ung thư đại trực tràng là một loại ung thư thường gặp. Ung thư đại trực tràng là một ung thư có tiên lượng tốt khi được phát hiện và điều trị sớm. Triệu chứng thường gặp của ung thư đại trực tràng là đi tiêu ra máu, táo bón hay tiêu chảy kéo dài hoặc xen kẽ, đau bụng âm ỉ.
Viêm Loét Đại Trực Tràng
Viêm loét đại trực tràng cũng là một trong những nguyên nhân gây đi tiêu ra máu. Các nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
- Nhiễm vi khuẩn đường ruột, kí sinh trùng đường ruột.
- Hội chứng ruột kích thích
- Bệnh viêm loét đại trực tràng từng vùng
- Sau xạ trị hay hóa trị.
Đi Tiêu Ra Máu Khi Nào Cần Nhập Viện
Chảy máu tiêu hóa dưới có thể nguy hiểm nếu ở mức độ trung bình đến nặng. Mất máu vừa đến nặng có thể dẫn đến các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, ù tai, choáng váng hay thậm chí ngất. Các dấu hiệu khác của mất máu nhiều như mạnh đập nhanh, hạ huyết áp.
Tuy hiếm gặp nhưng cũng có trường hợp chảy máu nhiều đến mức bệnh nhân suy tuần hoàn dẫn đến sốc. Những bệnh nhân có dấu hiệu này cần được nhập viện ngay để được đánh giá và truyền máu, nếu cần.
Cần chú ý nếu xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, đau bụng dữ dội hay kéo dài kèm với chảy máu tiêu hóa. Đây có thể là dấu hiệu của những bệnh cấp tính cần được can thiệp phẫu thuật.
Tuy hiếm gặp hơn, nhưng chảy máu tiêu hóa cũng có thể là dấu báo hiệu các bệnh lý ác tính như ung thư đại trực tràng hay ung thư ở ống hậu môn. Nguy cơ ung thư tăng lên ở những bệnh nhân từ 50 tuổi và những bệnh nhân có tiền căn gia đình mắc bệnh. Do đó, nếu chảy máu tiêu hóa dưới xuất hiện ở độ tuổi này, hãy đến bác sĩ để được tư vấn.
Khi Nào Chảy Máu Tiêu Hóa Dưới Cần Được Cấp Cứu
Bất kì tình trạng chảy máu tiêu hóa nào cũng được xem là bất thường và cần được thăm khám bởi bác sĩ. Tuy nhiên, có những tình trạng được xem là nặng nề hơn và cần được đến phòng cấp cứu ngay. Những tình huống đó bao gồm:
Tiêu phân đen có thể gợi ý chảy máu từ đường tiêu hóa trên, đặc biệt với những bệnh nhân có tiền căn bệnh gan như xơ gan hay viêm gan mạn. Đây có thể là dấu hiệu của vỡ giãn các mạch máu ở thực quản hay dạ dày.
- Đi tiêu một lượng lớn máu đỏ tươi.
- Sau khi đi tiêu ra máu, người bệnh thấy chóng mặt, ù tai hay choáng váng. Những triệu chứng nặng hơn là khó thở, mạch đập nhanh hay thậm chí ngất.
- Chảy máu tiêu hóa kèm với sốt hay đau bụng dữ dội. Đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý cấp cứu cần được can thiệp ngoại khoa như lồng ruột, sa ruột,…
Chảy máu tiêu hóa dưới là tình trạng rất thường gặp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này như trĩ, polyp đại trực tràng, viêm loét đại trực tràng hay ung thư. Cần đi khám nếu có triệu chứng để được chẩn đoán và điều trị.
Ngoài ra, duy trì chế độ ăn uống nhiều rau củ quả và chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục điều độ có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý liên quan đến đại trực tràng.