Điều Trị Viêm Xoang
Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi- đa số bởi nhiễm trùng. Bệnh được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa. Còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa. Tình trạng người bệnh ngày càng gia tăng ở Việt Nam do môi trường ngày càng bị ô nhiễm.
Nội dung bài viết
ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG
Viêm xoang gây ra những cảm giác vô cùng mệt mỏi, khó chịu cho bệnh nhân. Người bệnh cần được cung cấp những kiến thức đúng đắn về nguyên nhân, triệu chứng để từ đó có một cơ thể khỏe mạnh. Bài viết của bacsi247 có thể giúp bạn biết được tổng quát về bệnh viêm xoang.
Nguyên Nhân Gây Bệnh Viêm Xoang
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm xoang. Nhưng phổ biến nhất là 7 nguyên nhân sau:
- Do lỗ thông xoang bị tắc nghẽn làm môi trường để phát triển cho vi khuẩn, và nấm. Chất nhầy bị ứ đọng do cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch thoát ra ngoài không kịp.
- Niêm mạc mũi bị phù nề. Gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng do một chất lạ nào đó. Thường là hóa chất, thức ăn biến chất.
- Do cơ thể đề kháng kém, suy giảm miễn dịch. Suy yếu niêm mạc đường hô hấp. Rối loạn hệ thần kinh thực vật không đủ sức chống lại vi khuẩn. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
- Tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
- Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài kém.
- Do viêm mũi siêu vi (cúm, sởi,…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn.
- Người từng bị chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.
Các Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Xoang
Người bị viêm xoang có rất nhiều triệu chứng. Trong đó có 4 triệu chứng chính, sẽ có thể chuẩn đoán được bệnh, đó là:
- Triệu chứng 1, đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm. Ví dụ: khi bị viêm xoang hàm thì bị nhức vùng má; viêm xoang trán, bị nhức giữa hai lông mày; viêm xoang sang trước, bị nhức giữa hai mắt; viêm xoang sang sau, xoang bướm thì bị nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
- Triệu chứng 2, chảy dịch: Khi bị bệnh thì chảy dịch là hiện tượng thường thấy. Tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
- Triệu chứng 3, nghẹt mũi : Đây được gọi là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt một bên, có thể nghẹt cả hai bên.
- Triệu chứng 4, điếc mũi: Người mắc bệnh viêm xoang được coi là đến giai đoạn nặng khi người đó ngửi không biết mùi, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Dựa vào triệu chứng của viêm xoang chia làm 2 loại: loại khó phát hiện thì không có triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi; loại dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
Cách Phòng Chống Bệnh Viêm Xoang
Việc quan trọng và đơn giản nhất nếu bạn muốn tránh khỏi viêm xoang đó là cần tránh tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh bằng việc đeo khẩu trang khi đi ra đường, hoặc môi trường có nhiều bụi bặm, vi khuẩn gây bệnh. Thường xuyên vệ sinh, luôn giữ sạch sẽ cho môi trường xung quanh. Tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.
Không nên sử dụng các chất dễ gây kích thích cho cơ quan hô hấp: không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
Tránh xa các chất gây kích ứng với cơ quan hô hấp, đặc biệt đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang theo vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước chảy ra ngoài, ví dụ nước vào tai có thể nghiêng đầu nhảy để nước ra ngoài sau đó lấy tăm bông lau khô.
Bệnh viêm xoang có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
Phương Pháp Điều Trị Bệnh Viêm Xoang
Rửa Mũi Bằng Nước Muối
Pha 1 muỗng cà phê muối với 2 cốc nước ấm (khoảng 60 độ) và 1 ít chất bicarbonate. Sau đó, đổ dung dịch nước muối vừa pha đầy một cái chén nhỏ, dùng ngón tay bịt chặt một bên mũi, tay còn lại cầm chén rồi úp mặt xuống hít một hơi cho dung dịch muối trôi vào trong mũi rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Thực hiện tương tự với mũi bên kia và lặp lại động tác này. Làm theo hướng dẫn khoảng 5 lần, liên tục trong 2 tuần.
Kê Gối Cao Khi Ngủ
Các bệnh nhân viêm xoang thường bị ho trong khi ngủ là do họ kê gối nằm quá thấp, khiến cho các chất nhớt chảy ngược vào bên trong. Nằm trên 2 gối lót đầu để thuận lợi cho việc chất nhớt bên trong mũi xoang chảy ra, không trôi vào trong cổ họng làm kích thích, khó chịu bên trong.
Massage Và Đắp Khăn Nóng
Dùng khăn sạch thấm nước nóng rồi đắp lên ngang mũi. Dùng ngón tay ấn vào 2 bên sống mũi trong vòng 20 đến 30 giây. Lặp lại như vây khoảng 10 lần. Bạn cũng có thể dùng khăn thấm nước nòng đắp lên các vị trí khác trên mặt như trán hay gò má nếu cảm thấy xoang vùng có dấu hiệu đau nhức, trong vòng 10 phút, bạn sẽ cảm thấy giảm đau rõ rệt.
Chạy bộ
Chạy bộ là một trong những cách trị bệnh viêm xoang mũi hữu hiệu nhất. Khi bạn chạy bộ hay vận động cơ bắp, cơ thể sẽ giải phóng ra chất adrenalin làm các mạch co lại giúp cho các niêm mạc xoang giảm bớt phù nề, là nguyên nhân dẫn đến đau đầu hay nghẹt mũi.
Hỉ Mũi Đúng Cách
Phương pháp hỉ lần lượt từng bên lỗ mũi là một trong những cách trị bệnh viêm xoang mũi đơn giản nhất, nó giúp chung ta tống khứ các vi khuẩn ra ngoài hiệu quả hơn khi chúng ta hỉ cùng lúc 2 bên mũi. Hỉ mũi sai phương pháp có nguy cơ làm tăng áp suất ở 2 tai trong, gây ảnh hưởng cho tai cũng như đưa ngược vi khuẩn vào sâu hơn bên trong các xoang. Nên hỉ mũi vào khăn mùi xoa hoặc các loại khăn giấ “xài 1 lần”
Tắm Vòi Sen Nước Nóng
Khi bạn tắm nước nóng (nhiệt độ ấm vừa phải) có thể làm sạch cơ thể. Đồng thời hít hơi nước nóng trong phòng tắm làm dãn nở có tác dụng làm thông xoang, thông mũi.
Chữa Dứt Điểm Viêm Xoang Bằng Thảo Dược
Người bệnh không nhất thiết cần sự can thiệp bởi phẫu thuật. Đa số bệnh nhân gặp phải viêm xoang dị ứng. Bệnh do cơ địa dễ mẩn cảm với các yếu tố như: thay đổi thời tiết đột ngột, mùi lạ, phấn hoa, khói bụi…Nên bệnh thường lai dai, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Để bệnh có thể ổn định lâu dài, người bệnh nên tìm đến các phương pháp mang tính chất ổn định như giải mẫn cảm bằng dùng thuốc thảo dược.
Gần đây, các chuyên khoa y học Việt Nam đã thành công rực rỡ khi áp dụng phương pháp điều trị bằng nụ hoa kinh giới. Được sản xuất thành công trong sản phẩm Xoang Bách Phục – được hàng ngàn bệnh nhân áp dụng và cho kết quả rất khả quan. Nhiều người đã dứt được bệnh kéo dài hàng mấy chục năm trời. Điều thành công hơn nữa đó là nếu sử dụng theo đúng lộ trình khuyến cáo. Người bệnh có thể phòng tránh tái phát trở lại rất tốt.
Chế Độ Ăn Uống Cho Bệnh Viêm Xoang
Người mắc bệnh viêm xoang không chỉ cần chú ý đến môi trường sống lành mạnh mag còn phải chú ý đến chế độ ăn uống khoa học.
Vậy thế nào là một chế độ ăn uống khoa học?
Không nên uống nước lạnh, mà nên uống nước đun sôi để nguội. Uống nhiều nước vì nước làm loãng chất nhầy. Bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, dễ khạc đờm, tống bụi bẩn ra ngoài.
Tăng cường các thực phẩm như cá hồi. Cá mòi,… vì các thực phẩm này chứa nhiều chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp.
Bổ sung nhiều các loại quả như ớt chuông, cà rốt, bưởi, cóc, sơ ri, khế,…vì chúng có chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nên ăn một số thức ăn có tính ấm như gừng. Tỏi, hành… chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng làm ấm cơ thể, chống viêm xoang.
Tăng cường ăn các thực phẩm từ đậu nành vì chúng giúp cung cấp canxi. Khoáng tố cần thiết cho chức năng chống dị ứng.
Dùng thức ăn ấm bổ phế âm như: gạo nếp. Củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ,…
Một Số Thực Phẩm Nên Tránh
Nhiều người có thói quen hay sở thích uống nước trong tủ lạnh. Hay nước đá để giải nhiệt khi nóng (do thời tiết hoặc chơi thể thao,…) . Đây là một thói quen không tốt gây hại cho cơ thể vì sự khác biệt nhiệt độ sẽ là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp.
Hạn chế sử dụng sinh tố trái cây. Nước ép trái cây vì đường và một số chất khác có thể làm mũi nhầy đặc lại.
Không ăn những thức ăn mà cơ thể bị dị ứng như thịt bò. Cua, tôm, nghêu, sò,…
Khi bị viêm xoang mãn tính, tuyệt đối không nên uống cà phê. Bia, rượu vì chúng có thể làm cho dịch nhầy đặc lại, hơn nữa rượu được xem là một chất lợi tiểu. Kích thích việc đào thải nước nên cơ thể thiếu nước, ảnh hưởng xấu đến việc đẩy dịch nhớt ứ đọng.
Viêm xoang mạn không phải không thể chữa khỏi được. Bạn cần có thời gian và chế độ ăn uống hợp lý. Nếu gặp vấn đề gì làm bạn thấy bất thường trong cở thể, hãy đến bệnh viện để có thể được chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.