Những Cách Chữa Bệnh Nhiệt Miệng

25 Thg 09, 2020
Những Cách Chữa Bệnh Nhiệt Miệng

Tác giả:

Bacsi247 Việt Nam

Loét miệng, nhiệt miệng là một bệnh nhỏ nhưng gây nhiều phiền toái cho nhiều người không biết cách trị nhiệt. Phần lớn các vết loét nhiệt rất nhỏ, sẽ tự biến mất sau 1 hoặc 2 tuần và không để lại sẹo.

CÁCH CHỮA NHIỆT MIỆNG

Ngay cả khi chúng có nhỏ, thì 7 đến 14 ngày đau nhức khó chịu trong miệng là điều không ai mong muốn. Rất may, có nhiều chúng tôi tiềm hiểu ngay nào!

Nước Súc Miệng

Tự pha nước súc miệng là một cách chữa nhiệt miệng rất tốt. Pha một thìa cà phê muối nở (baking soda), 2 muỗng nước ép lô hội (nha đam) vào ½ cốc nước ấm. Nhấp 1 ngụm nhỏ và súc miệng trong ít nhất 10 giây. Lặp lại đến khi hết nước súc miệng và không được nuốt. Thực hiện một lần mỗi ngày đến khi hết nhiệt miệng. Công thức đơn giản và siêu hiệu quả này chắc chắn sẽ giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.

Phương pháp giảm viêm và đau do nhiệt miệng hiệu quả
Công thức này sẽ giúp giảm viêm và giảm đau nhanh chóng

Chườm Đá Lạnh

Chườm lạnh! Ngậm một viên đá nhỏ để làm dịu vết nhiệt và giảm viêm. Cái lạnh của đá làm chậm lượng máu đến vết loét, do đó giảm đau và sưng. Đây là cách chữa nhiệt miệng đơn giản, tiện lợi.

Công dụng của đá trong việc giảm đau và sưng do nhiệt miệng
Đá giúp làm chậm lượng máu đến vết loét, do đó giảm đau và sưng

Ăn Sữa Chua

Mỗi ngày ăn một cốc sữa chua sẽ rất tốt cho việc chữa khỏi nhiệt miệng. Trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn, khi các lợi khuẩn trong sữa chua đi qua miệng sẽ chữa lành vết nhiệt, và cái mịn, mát của sữa chua giúp giảm đau.

Tác dụng của sữa chua trong việc điều trị nhiệt miệng
Mỗi ngày ăn một cốc sữa chua sẽ rất tốt cho việc chữa khỏi nhiệt miệng

Dung Dịch DGL

DGL - Deglycyrrhizinated (một hoạt chất chiết xuất từ rễ cam thảo) Theo nghiên cứu, những người bị bệnh súc miệng dung dịch DGL 4 lần một ngày với nước ấm, đều thấy giảm đau. 75% bệnh nhân cải thiện được 50 – 75% vết loét trong một ngày và hoàn toàn lành lặn trong 3 ngày. Cách pha nước súc miệng, trộn ½ thìa cà phê DGL với ¼ cốc nước, súc miệng 4 lần mỗi ngày để giảm cơn đau. Bạn có thể bổ sung chiết xuất từ rễ cam thảo dưới dạng viên nén nhai được 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.

Công dụng của chiết xuất từ rễ cam thảo trong việc trị nhiệt miệng
Đây là một hoạt chất chiết xuất từ rễ cam thảo

Chè

Chè còn gọi là trà đen cũng là một phương án hữu hiệu trị bệnh nhiệt miệt. Khi bạn uống chè, đừng vội vứt đi túi lọc, hãy giữ lại nó nếu bị nhiệt miệng. Trong túi lọc chè có chứa chất titan có công hiệu làm giảm đau và tiêu viêm vô cùng hiệu quả. Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần đắp túi chè ướt vào vết loét là được. Cách này vô cùng đơn giản phải không nào.

Hiệu quả của túi lọc chè trong việc giảm đau và tiêu viêm
Túi lọc chè có chứa chất titan có công hiệu làm giảm đau và tiêu viêm

Sodium Lauryl Sulfate

Sodium Lauryl Sulfate là chất tạo bọt gây nhiệt miệng và tái phát nhiệt miệng. Nó có nhiều trong các loại kem đánh răng và các loại nước súc miệng chứa Sodium Lauryl Sulfate. Theo nghiên cứu của các bác sĩ, tỉ lệ nhiệt miệng tỉ lệ thuận với Sodium Lauryl Sulfate. Hiệu ứng biến tính của sodium lauryl sulfate trên lớp niêm mạc miệng, tiếp xúc với các tế bào biểu mô cơ, làm gia tăng nhiệt miệng.

Tác động của chất tạo bọt đến nhiệt miệng và tái phát
Chất tạo bọt gây nhiệt miệng và tái phát nhiệt miệng

Bổ Sung Những Thực Phẩm Nhiều Vitamin C

Vitamin C giúp làm thanh mát cơ thể, loại bỏ độc tố xấu và tăng cường sức đề kháng, đẹp da và có lợi cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, uống đủ 2 cốc nước cam mỗi ngày sẽ cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Giúp điều trị và ngăn ngừa nhiệt miệng nhờ vị chua, ngọt thanh mất trong cam.

Vitamin C hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nhiệt miệng
Vitamin C giúp điều trị và ngăn ngừa nhiệt miệng

Trị Nhiệt Miệng Bằng Giấm Táo

Giấm táo có tác dụng như một loại kháng sinh trị nhiệt miệng, axit axetic trong giấm táo có khả năng diệt vi khuẩn, đồng thời tăng lợi khuẩn. Giúp điều trị nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả.

Khả năng diệt khuẩn và tăng lợi khuẩn của giấm táo trong điều trị nhiệt miệng
Giấm táo có khả năng diệt vi khuẩn, đồng thời tăng lợi khuẩn

Trị Nhiệt Miệng Bằng Nước Oxy Già

Oxy già có tác dụng trị viêm, loét miệng. Lưu ý không ăn sau một tiếng điều trị. Phương thức thực hiện: Dùng tăm bông tẩm oxy già vào đầu tăm chấm nhẹ vào các vết nhiệt miệng. Trị liệu thường xuyên như vậy đến khi khỏi nhiệt miệng.

Hướng dẫn sau điều trị nhiệt miệng: Không ăn uống sau một giờ
Không được ăn uống sau một tiếng điều trị

Sử Dụng Mật Ong

Mật ong có tác dụng khử trùng và diệt khuẩn rất tốt, đồng thời phục hồi vết thương nhanh chóng. Cũng chính vì thế mà mật ong được nhiều người biết đến có tác dụng trị nhiệt miệng hiệu quả. Phương thức thực hiện: dùng mật ong bôi lên vết loét miệng, để vài giờ rồi súc miệng sạch với nước. Đây là phương pháp trị nhiệt miệng vô cùng nhanh chóng, thực hiện thường xuyên đến khi tình trạng nhiệt miệng kết thúc.

Công dụng của mật ong trong điều trị nhiệt miệng
Mật ong có tác dụng trị nhiệt miệng hiệu quả

Trị Nhiệt Miệng Bằng Dầu Dừa

Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn cao, giảm sưng giúp trị nhiệt miệng hiệu quả. Phương thức thực hiện: Thoa dầu dừa lên vết loét miệng nhiều lần trong ngày và tối trước khi đi ngủ giúp làm giảm nhiệt miệng nhanh chóng.

Lợi ích của dầu dừa trong việc giảm nhanh nhiệt miệng
Thoa dầu dừa lên vết loét miệng giúp làm giảm nhiệt miệng nhanh chóng

Trị Nhiệt Miệng Bằng Bột Nghệ

Bột nghệ có tác dụng chống khuẩn, trị nhiệt miệng hiệu quả được nhiều người áp dụng. Phương thức thực hiện: Trộn bột nghệ và nước theo tỉ lệ 2:1 để tạo thành dung dịch đặc, hỗn hợp đắp lên vết lở từ 2-3 phút sau đó rửa sạch miệng bằng nước ấm.

Tác dụng chống khuẩn của bột nghệ trong việc điều trị nhiệt miệng
Bột nghệ có tác dụng chống khuẩn

Trị Nhiệt Miệng Bằng Nước Ép Cải

Dùng bắp cải ép nước, một phương thức vô cùng thú vị mà có lẽ nhiều bạn chưa biết đến. Uống 3-4 ly nước cải mỗi ngày sẽ khiến cơn nhiệt miệng nhanh chóng tiêu tan nhờ một số thành phần kháng khuẩn và khả năng phục hồi vết thương trong bắp cải.

Công dụng của nước ép bắp cải trong việc điều trị nhiệt miệng
Uống nước bắp cải ép sẽ khiến cơn nhiệt miệng tiêu tan

Hy vọng 13 cách chữa nhiệt miệng tại nhà được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng tạm biệt những cơn đau rát, khó chịu trong khoang miệng. Ngoài ra, hãy nhớ vệ sinh và súc miệng hằng ngày nhé!

Cập nhật lần cuối: 09:10 | 15 Thg 10, 2024

Bài viết liên quan

bacsi247

Bệnh Nhiễm Giun Sán Và Điều Cần Biết

bacsi247

Bacsi247 Việt Nam

Cập nhật: 29 Thg 10, 2024

bacsi247

Bệnh Cảm Cúm Thông Thường Và Cách Điều Trị

bacsi247

Bacsi247 Việt Nam

Cập nhật: 01 Thg 10, 2024

bacsi247

Bệnh Bạch Hầu Và Cách Phòng Bệnh

bacsi247

Bacsi247 Việt Nam

Cập nhật: 01 Thg 11, 2024

bacsi247