Ngộ Độc Chì
Chì được sử dụng rộng rãi hiện nay vì có nhiều công dụng. Tuy nhiên chì không có vai trò sinh lý đối với cơ thể mà hoàn toàn có hại cho sức khỏe. Chì vào cơ thể bằng nhiều cách và gây tác hại cho mọi lứa tuổi. Ngộ độc chì đặc biệt nguy hiểm đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
NGỘ ĐỘC CHÌ
Chất độc này dù bạn hít, nuốt hay hấp thụ chì thì ảnh hưởng của chì đối với cơ thể là như nhau. Tuy nhiên, cơ thể hấp thụ lượng chì nhiều hơn khi hít thở. Điều đó gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Hãy cùng bacsi247 tìm hiểu ngay vấn đề này nhé!
Chì Là Gì?
Chì kí hiệu là Pb. Là một kim loại độc hại có trong tự nhiên được tìm thấy ở vỏ Trái Đất. Việc sử dụng chì tràn lan đã dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Chì tiếp xúc với con người dẫn đến các vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở nhiều nơi trên thế giới. Là một nguyên tố hóa học độc hại.
Ngộ Độc Chì
Ngộ độc chì là một dạng nhiễm độc kim loại. Do người bệnh bị phơi nhiễm với chì qua các nguồn trong lao động và môi trường. Ở giai đoạn bệnh mới phát, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng như nhức đầu, bứt rứt. Giảm sự tập trung, khó ngủ kéo dài, buồn nôn xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Một số triệu chứng khác cũng có thể xảy ra như tiêu chảy, táo bón, đau cơ, giảm ham muốn. Ở giai đoạn nhiễm độc, các triệu chứng sẽ trở nên cấp tính và nặng hơn.
Nhiễm độc chì có 2 loại nhiễm độc chì hữu cơ và nhiễm độc chì vô cơ. Nhiễm độc chì hữu cơ thường do tiếp xúc với xăng dầu pha chì. Nhiễm độc chì vô cơ khá phổ biến, thường gặp trong sản xuất cũng như trong đời sống hằng ngày.
Con Đường Xâm Nhập Của Chì
Qua đường hô hấp
Người bệnh hít phải bụi, không khí, khói, hơi có chì.
Trẻ em dễ nhiễm độc hơn do diện tích tiếp xúc ở đường hô hấp và thể tích khí hít thở cho mỗi đơn vị cân nặng của trẻ lớn hơn. Ngoài ra tốc độ lắng đọng chì ở phổi của trẻ em cũng cao hơn gấp 2,7 lần so với người lớn.
Qua đường tiêu hoá
Nhiễm chì quan ăn uống, do bàn tay chưa được vệ sinh đưa lên miệng.
Trẻ em ngậm, mút các đồ vật có chì. Trẻ em hấp thụ chì trong thức ăn lên tới 40-50% nhưng người lớn chỉ hấp thu 10-15%.
Nếu người bệnh có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng thì hấp thụ chì qua đường tiêu hoá sẽ tăng lên.
Qua da
Ô-xít chì được dùng trong các thuốc nam lưu hành bất hợp pháp có thể bị hấp thụ dễ dàng qua da.
Tỷ lệ diện tích da cho mỗi đơn vị cân nặng của trẻ em cũng lớn hơn người lớn. Nên khả năng hấp thu chất độc cũng nhiều hơn.
Qua nhau thai, sữa mẹ
Chì có thể gây độc cho thai nhi thông qua nhau thai. Nồng độ chì trong máu của con bằng khoảng 80% nồng độ chì trong máu của mẹ.
Ngoài ra chì có thể gây độc cho con qua sữa mẹ nhưng thông tin về con đường này chưa đầy đủ.
Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe
Đối với hệ thần kinh
- Chì gây tổn thương tế bào, làm chết tế bào thần kinh, kích thích thần kinh trung ương.
- Chì gây huỷ hoại và thoái hoá dây thần kinh.
Đối với máu
- Chì ức chế tổng hợp hồng cầu, rút ngắn tuổi thọ của hồng cầu, vì vậy gây ra thiếu máu.
Đối với thận
- Chì làm tổn thương thận
- Làm giảm thải trừ axit uric qua nước tiểu, gây tăng axit uric và bệnh gout.
Đối với tim mạch
- Chì gây tăng huyết áp do làm tăng co bóp thành mạch.
Đối với khả năng sinh sản
- Chì làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.
- Giảm chức năng nội tiết của tinh hoàn.
- Giảm số lượng tinh trùng, thay đổi hình thái và tính di chuyển của tinh trùng.
- Chì gây độc với trứng.
Đối với bào thai
- Mẹ bị nhiễm độc chì khiến thai nhi có nguy cơ chậm phát triển.
- Chì còn gây tăng tỷ lệ đẻ non, sẩy thai, chậm phát triển, tăng tỉ lệ dị dạng: u máu, u lympho, hở hàm ếch...
- Ngộ độc chì gây suy giảm sớm về tình trạng thần kinh tâm thần sau sinh.
Đối với nội tiết
- Suy giảm chức năng tuyến giáp, chức năng nội tiết tuyến yên - thượng thận
- Ở trẻ em: có hiện tượng giảm tiết hormone.
Đối với xương
- Làm giảm hình thành xương mới và mất cân bằng các tế bào xương.
- Giảm tăng trưởng xương dẫn đến giảm chiều cao ở trẻ bị ngộ độc chì.
Đối với tiêu hoá
Gây đau bụng do ruột bị co thắt.
Ngộ độc chì gây ra nhiều tác hại về lâu dài cho sức khỏe. WHO xác định chì là một trong mười hoá chất cần quan tâm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ở các nước phát triển, ngộ độc chì ở trẻ em được đặc biệt quan tâm. Do trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương.
Ở nước ta hiện nay, ngộ độc chì vẫn đang xảy ra do người dân sử dụng thuốc cam cho trẻ nhỏ. Và việc sản xuất, sửa chữa ắc quy không an toàn. Cần thực hiện các biện pháp phòng tránh nhiễm độc chì như không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Giảm thiểu lượng chì pha trong xăng. Khám định kỳ phải định lượng chì niệu. Kiểm tra thường xuyên nồng độ chì ở nơi làm việc. Nếu có những triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng đầu tiên của nhiễm độc chì. Cần kịp thời thực hiện những test sinh học để phát hiện bệnh sớm và điều trị, tránh tai biến cho bệnh nhân.
Thông qua chia sẻ trên của chúng tôi. Hi vọng các bạn trong bị kiến thức tốt cho chính mình. Ngăn ngừa chất độc chì xâm nhập vào cơ thể.