Chứng Thở Nông Nguyên Nhân Và Điều Trị
Nhịp thở nhanh hay chậm hay không đều cũng tiết lộ phần nào tình trạng sức khỏe của bạn. Vậy triệu chứng thở nông là gì, nó báo hiệu như thế nào về bệnh trạng của bạn và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới của chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi được bạn tổng hợp.
Nội dung bài viết
CHỨNG BỆNH THỞ NÔNG
Tập thể dục quá sức, thời tiết khắc nghiệt, béo phì và ở nơi có độ cao cao có thể khiến một người khỏe mạnh bị thở nông. Ngoài ra, tình trạng này cũng có liên quan đến vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, làm cho bạn trở nên mệt mỏi.
Khái Niệm Của Bệnh
Thở nông là một dạng khó thở, thường được mô tả như một cơn co thắt ở ngực, khó hoặc cảm giác nghẹt thở.
Dung tích phổi bình thường ở người là 0,5 lít do vậy khi dung tích của bạn nhỏ hơn 0,5 lít thì đó có thể là dấu hiệu của thở nông. Người có triệu chứng thở nông thường có nhịp thở ngắn hơn bình thường và thở nhanh, liên tục để cung cấp đủ oxy vào phổi cho quá trình hô hấp.
Nếu bạn khó thở không rõ lý do, đặc biệt nếu nó xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Của Bệnh
Một số người gặp vấn đề với hệ hô hấp sẽ cảm thấy khó thở ngay cả khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại hoặc đứng dậy khỏi ghế. Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng đi kèm như:
- Sưng ở bàn chân và mắt cá chân
- Khó thở khi bạn nằm thẳng
- Sốt cao , ớn lạnh và ho
- Môi hoặc màu ngón tay chuyển sang màu xanh
- Thở khò khè
- Thở rít
- Tình trạng vẫn còn hoặc xấu đi sau khi dùng ống hít
- Khó thở không hết sau 30 phút nghỉ ngơi
Bạn Nên Gọi Cấp Cứu Nếu:
- Cảm thấy ngực siết chặt và căng tức
- Cơn đau lan đến cánh tay, lưng, cổ và hàm
- Cảm giác không khỏe trong người
- Có đau tim hoặc các vấn đề với phổi và đường thở
Nguyên Nhân
Hầu hết các trường hợp khó thở là do vấn đề ở tim hoặc phổi. Hai cơ quan này có liên quan đến việc vận chuyển oxy đến các mô và loại bỏ carbon dioxide. Các vấn đề ở một trong hai quá trình này sẽ ảnh hưởng đến hơi thở.
Một số nguyên nhân gây thở nông đột ngột như:
- Sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nghiêm trọng)
- Hen suyễn
- Ngộ độc CO
- Chèn ép tim cấp tính
- COPD ( bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ) – làm nặng thêm các triệu chứng
- Đau tim
- Rối loạn nhịp tim (vấn đề về nhịp tim)
- Suy tim
- Viêm phổi (và các nhiễm trùng phổi khác)
- Tràn khí màng phổi (xẹp phổi)
- Thuyên tắc phổi (cục máu đông trong động mạch phổi)
- Mất máu đột ngột
- Tắc nghẽn đường thở trên (tắc nghẽn trong đường thở)
Đối với trường hợp thở nông kéo dài hàng tuần hoặc lâu hơn (mãn tính):
- Hen suyễn
- COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) – làm nặng thêm các triệu chứng
- Tình trạng cơ thể yếu đi do bệnh mạn tính
- Rối loạn chức năng tim
- Bệnh phổi kẽ
- Béo phì
- Tràn dịch màng phổi (tích tụ dịch quanh phổi)
Một số tình trạng sức khỏe khác cũng có thể làm cho bạn khó thở, bao gồm:
Vấn Đề Về Phổi
- Viêm thanh khí phế quản (đặc biệt là ở trẻ nhỏ)
- Ung thư phổi
- Viêm màng phổi (viêm màng bao quanh phổi)
- Phù phổi (dịch dư thừa trong phổi)
- Xơ phổi (sẹo và phổi bị tổn thương)
- Tăng huyết áp phổi (huyết áp cao trong các mạch máu phổi)
- U hạt (sarcoidosis)
- Bệnh lao
Vấn Đề Về Tim
- Bệnh cơ tim
- Suy tim
- Viêm màng ngoài tim
Các Vấn Đề Khác
- Thiếu máu
- Rối loạn lo âu
- Gãy xương sườn
- Nghẹt thở
- Viêm nắp thanh quản (sưng “nắp” khí quản)
- Hội chứng Guillain Barre
- Gù vẹo cột sống
- Nhược cơ
Chẩn Đoán Và CáchTrị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những Kỹ Thuật Y Tế Giúp Chẩn Đoán Thở Nông
Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào các mô tả triệu chứng từ bệnh nhân để xác định tình trạng. Ngoài ra, họ cũng có thể yêu cầu một số xét nghiệm khác, như chụp CT độ phân giải cao hoặc đo gắng sức tim mạch – hô hấp.
Những Phương Chứng Thở Nông
Việc điều trị thở nông sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và thời gian kéo dài các triệu chứng. Nếu nguyên nhân là do các vấn đề ở phổi hoặc đường thở, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giãn phế quản để giãn đường thở. Nếu vấn đề là do thiếu máu, người bệnh có thể cần bổ sung sắt.
Ngoài ra, một số biện pháp sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng này hiệu quả, tránh nó tiến triển nặng hơn:
- Bỏ thuốc lá. Hút thuốc là gây COPD. Nếu bạn bị COPD, bỏ thuốc có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.
- Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm. Bạn nên tránh các chất gây dị ứng hô hấp và độc tố môi trường càng nhiều càng tốt, chẳng hạn như khói hóa chất hoặc khói thuốc.
- Tránh thời tiết khắc nghiệt. Vận động trong thời tiết rất nóng và ẩm hoặc rất lạnh có thể làm tăng chứng khó thở do các bệnh phổi mãn tính.
- Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục có thể giúp cải thiện thể lực và giúp bạn giảm cân.
- Uống thuốc theo đúng chỉ định. Việc không dùng thuốc cho bệnh phổi và tim mạn tính theo chỉ định có thể dẫn đến việc kiểm soát thở nông kém hơn.
Cách Để Hít Thở Sâu
Hít thở bằng bụng, còn được biết đến là hít bằng cơ hoành, là quá trình hít thở sâu để cơ thể nhận được lượng khí ô-xi tối đa. Hành động sẽ gây khó thở và lo lắng, còn hít thở sâu sẽ giúp nhịp tim chậm lại và ổn định huyết áp. Đây là kỹ thuật hít thở tuyệt vời nếu bạn muốn giảm áp lực và căng thẳng.
Tập Hít Thở Sâu Năm Lần Liên Tục
Mỗi lần bao gồm một nhịp hít vào và một nhịp thở ra. Động tác này sẽ giúp bạn bình tĩnh bằng cách làm chậm nhịp tim và huyết áp, đồng thời khiến trí óc phân tán khỏi những suy nghĩ căng thẳng. Chọn một tư thế thoải mái và tập chuẩn xác 5 lần liên tiếp.
- Hãy nhớ rằng bụng của bạn phải nở ra ít nhất 2,5 cm và rộng hơn độ nở ngực.
- Khi bạn đã cơ bản nắm bắt cách thức hít thở sâu, hãy thử tập từ 10 đến 20 lần liên tục. Chú ý tới cảm giác của cơ thể khi khí ô-xi ngập tràn mọi cơ quan.
Đếm Tới Bốn Khi Bạn Đang Hít Chậm Rãi
Cùng lúc hít vào từ đường mũi, hãy đếm từ một tới bốn, và đảm bảo rằng bạn không đếm quá vội vã. Bài tập đếm này sẽ giúp bạn điều hòa hơi thở và tập trung hít thở sâu. Hãy nhớ để bụng bạn phình ra phía trước và hít thở từ cơ hoành.
Bài tập thở này có tác dụng như một liều thuốc giảm đau. Khi bạn cảm thấy vô cùng căng thẳng hoặc cần bình tĩnh nhanh chóng, hãy tìm một nơi yên tĩnh để tập 4-7-8.
Bạn cũng có thể dùng bài tập này để dễ ngủ hơn.
Giữ Hơi Thở Của Bạn Trong Bảy Giây
Thư giãn và giữ hơi thở, không hít vào hay thở ra, và đợi trong vòng bảy giây. Bạn có thể đếm trong đầu hoặc dùng đồng hồ đeo tay.
Thở Ra Trong Vòng Tám Giây
Từ từ thở ra qua miệng khi bạn đếm tới tám. Đếm thời gian cho việc thở ra sẽ đảm bảo rằng khoảng thời gian thở ra dài gấp đôi thời gian hít vào, và điều này hữu hiệu nhất cho quá trình hít thở sâu. Khi thở ra, hãy hóp bụng vào để thoát khí càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên bạn hãy đến bệnh viện để đặt được những câu hỏi, hướng dẫn từ chuyên gia. Thường xuyên quan tâm khi hụt hơi mà không có lý do. Và thay đổi thối quen sinh hoạt, tập thể dục, cập nhập tin tức để có thể trả lời những câu hỏi tương tự từ bạn bè.