Công Dụng Của Rau Ngót Và Đặt Tính
Công dụng rau ngót, bên cạnh rau muống thì rau ngót cũng được mệnh danh là loại "rau quốc dân" mọi nhà đều ưa thích. Nó phổ biến bởi vị ngọt mát rất phù hợp trong những mâm cơm ngày nóng. Hơn nữa, rau ngót còn rất tốt mà còn dễ trồng.
Nội dung bài viết
CÔNG DỤNG RAU NGÓT
Ở nông thôn, chẳng khó để trông thấy những luống rau ngót được trồng tươi xanh trong vườn nhà. Ngay cả ở thành phố, nếu muốn chủ nhà cũng có thể trồng trong hộp xốp ở ban công. Sở dĩ loài rau này được trồng phổ biến như vậy là bởi bên cạnh là thực phẩm, chúng còn được sử dụng như một loại thảo dược.
Đặc Tính Rau Ngót
Rau ngót là một loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Rau ngót dễ trồng, dễ sống và được trồng bằng thân, trồng ở mọi nơi. Vì vậy nên rau ngót thường trồng trong vườn, quanh bờ ao, dọc theo bờ rào, theo các lối đi... chủ yếu là để tận dụng đất.
Rau ngót sinh trưởng nhanh và đặc biệt ít sâu bệnh, không phải dùng đến thuốc trừ sâu, vì vậy rau ngót ăn rất lành và an toàn thực phẩm. Người ta dùng lá rau ngót để nấu canh với thịt, xương, hay tôm, hến cũng đều rất ngon và bổ dưỡng cho bữa ăn gia đình, lại thêm tác dụng giải nhiệt mùa hè. Người thể hư hàn kiêng dùng hoặc nếu dùng nên cho thêm mấy lát gừng.
Thành Phần Dinh Dưỡng Từ Rau Ngót
Rau ngót là loại thực phẩm lành, an toàn và có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g rau ngót cung cấp:
Rau ngót giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giúp phụ nữ sau sinh nhanh loại bỏ dịch bẩn ra tử cung. Rau ngót cũng là nguồn cung cấp chất xơ quý, giúp ruột tiêu hóa dễ dàng, có tác dụng chống táo bón và phòng xơ vữa động mạch.
Rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam... Đây là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch.
Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để vết thương mau lành và chống não hóa giúp cải thiện chức năng não. Vitamin A là cần thiết cho tăng trưởng, quá trình nhìn của mắt, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.
Cần lưu ý là vitamin C sẽ bị mất mát khi rau bị dập nát. Vì thế, nên sử dụng rau tươi, nấu xong ăn ngay là cách tốt nhất để bảo toàn lượng vitamin C trong rau.
Theo Đông y, lá rau ngót tính mát lạnh, ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc còn lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rễ vị hơi đắng. Cả lá và rễ cây ngót đều có tác dụng với sức khỏe. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc. Rễ còn lợi tiểu, thông huyết.
Công Dụng
Thanh Nhiệt
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Bạn có thể uống lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót để ăn.
Chống Ho Suyễn
Rau ngót vốn là loại rau có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin, rất tốt cho những người bị cúm. Nhóm người này nên tăng cường bổ sung món rau ngót nấu hoặc luộc để phòng chống bệnh hiệu quả.
Trị Táo Bón
Theo Đông y, rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh, nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
Trị Nhiệt Miệng
Lá rau ngót đem rửa sạch rồi dùng máy xay nhuyễn, ép lấy nước. Sau đó cho thêm một chút mật ong vào đánh đều tay. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da miệng bị nhiệt. Kiên trì bôi trong 3 ngày vết loét sẽ khỏi.
Trị Chảy Máu Cam
Rau ngót rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước và ít đường vào để uống. Bã gói vào khăn xô hoặc gạc sạch đặt lên mũi.
Trị Táo Bón
Nấu canh rau ngót sẽ có tác dụng trị táo bón. Ví dự như rau ngót nấu bầu dục, rau ngót nấu thịt lợn băm, rau ngót nấu xương ninh…
Chữa Chứng Mồ Hôi Trộm Ở Trẻ
Cách làm: 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây bài thuốc kích thích ăn uống ở những trẻ biếng ăn.
Một Số Lợi Ích Khác
Rau ngót có thể làm thuốc chữa một số bệnh sau:
- Chữa tưa lưỡi cho trẻ em: Trẻ bú mẹ, có thể bị tưa lưỡi do cặn sữa, hoặc nấm gây đau, khó bú.
- Chữa sót nhau thai: Bà mẹ sau sinh khi sinh con, nạo phá thai, vì nguyên nhân nào đó mà nhau thai còn sót lại trong tử cung và gây nên nhiễm trùng.
- Bồi dưỡng sau đẻ.
- Nhức xương: Rau ngót nấu với xương lợn, ăn nhiều lần trong ngày sẽ chữa nhức xương hiệu quả.
- Chảy máu cam.
- Giải độc rượu.
- Chữa nám da.
Với phụ nữ mang thai, rau ngót có chứa một lượng papaverin. Chất có thể khiến chị em bị sảy thai. Do vậy, phụ nữ có thai nên hạn chế ăn rau ngót để tránh những trường hợp không mong muốn.
Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Rau Ngót
Chữa Đỏ Mắt
Chuẩn bị 50 gram rau bồ ngót, 30 gram lá tre, 10 gram lá chanh, 30 gram rễ cỏ xước và 30 gram lá dâu. Tất cả các nguyên liệu sau khi rửa sạch cho vào ấm và sắc thuốc uống. Nên chia thuốc thành nhiều phần và uống trong ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày để cải thiện tình trạng nhức nhối và giảm đỏ ở mắt.
Điều Trị Táo Bón Ở Trẻ
Dùng 30 gram rau ngót nấu canh với 30 gram bầu đất và 1 quả bầu dục lợn. Cho trẻ ăn 3 – 5 ngày giúp chữa chứng đổ mồ hôi trộm và táo bón hiệu quả. Ngoài ra, món ăn này còn giúp kích thích trẻ chán ăn trở nên ăn ngon miệng hơn.
Trị Sốt Cao, Ho, Ban, Tưa Lưỡi Hoặc Sởi
Sử dụng 20 – 40 gram lá rau ngót tươi đem sắc nước và uống mỗi ngày giúp hạ sốt và cải thiện triệu chứng ho và ban. Ngoài ra, nước sắc của nguyên liệu này còn giúp tiêu độc và hỗ trợ điều trị chứng đái rắt.
Ngoài ra, có thể dùng lá bồ ngót chữa tưa lưỡi ở trẻ em bằng cách giã nát lá, vắt lấy nước cốt và hòa tan mật ong. Sau đó, dùng băng gạc thấm hỗn hợp này thoa đều lên lưỡi, vòm họng và lợi của trẻ. Trong quá trình bôi nên đánh nhẹ cho đến khi lưỡi hết tưa thì ngưng.
Điều Trị Chứng Đái Dầm Ở Trẻ
Dùng 40 gram lá bồ ngót đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó thêm 1 ít nước đun sôi để nguội và chia đều cho trẻ uống trong ngày.
Tác Dụng Phụ Khi Sử Dụng Rau Ngót
Mặc dù ít gây tác dụng phụ. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc đúng liều lương. Rau ngót có thể gây nên những ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe như:
- Gây mất ngủ: Việc sử dụng liên tục như nước ép rau ngót từ 2 tuần đến 7 tháng. Với hàm lượng 150 gram mỗi ngày có thể gây khó ngủ, khó thở và ăn kém ngon. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường biến mất sau đó 1 ngày nếu bạn ngưng sử dụng.
- Gây cản trở quá trình hấp thụ phốt pho và canxi: Glucocorticoid có trong rau ngót có tác dụng ức chế, làm giảm quá trình hấp thu canxi và phốt pho.
- Nghi ngờ gây sẩy thai: Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào nói về tác hại của rau ngót đối với thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phụ nữ mang thai sử dụng các món ăn hoặc thức uống từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu dùng quá liều.
Mặc dù lợi ích từ rau ngót chữa bệnh nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, người bệnh nên hết sức lưu ý trong quá trình dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước khi sử dụng.