Bệnh Răng Miệng Thường Gặp Nhất

25 Thg 09, 2020
Bệnh Răng Miệng Thường Gặp Nhất

Tác giả:

Bacsi247

Các bệnh về răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Còn khiến bạn thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người và những hệ lụy sức khỏe khác. Dưới đây là các bệnh về răng miệng phổ biến mà bạn có thể gặp phải.

CÁC BỆNH VỀ RĂNG MIỆNG

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên các bệnh về răng miệng như vệ sinh răng miệng chưa tốt, dùng thuốc, hút thuốc lá… Mặc dù vậy, các bệnh về răng miệng có thể ngăn ngừa được. Nếu như bạn đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, ăn uống đúng cách và kiểm tra răng miệng thường xuyên.

Sâu Răng

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trong các bệnh về răng miệng. Sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Thường gặp ở trẻ em do vệ sinh răng không tốt, thường xuyên ăn vặt và uống đồ uống có đường…. Nếu không điều trị có thể gây ra đau răng nặng, nhiễm trùng, mất răng và các biến chứng khác.

Sâu răng gây đau răng, gây nhói khi ăn hoặc uống nóng lạnh, đau khi cắn xuống, có mủ quanh răng, nhìn thấy lỗ ở răng… Các biến chứng có thể bao gồm: áp xe răng, mất răng, bị hỏng răng. Vì vậy, nếu thấy các triệu chứng như sưng nướu, chảy máu, mủ quanh răng, hơi thở có mùi hôi… cần tới bác sĩ nha khoa để được khám và điều trị thích hợp.

Sâu răng, một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến trong các bệnh về răng miệng
Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trong các bệnh về răng miệng

Viêm Nướu (Lợi) Răng Miệng

Viêm nướu là một hình thức rất phổ biến của các bệnh về răng miệng và nhẹ của bệnh nha chu, trong đó mảng bám là nguyên nhân gây kích ứng, mẩn đỏ và (viêm) sưng nướu răng. Viêm nướu có thể dẫn đến các bệnh về lợi nghiêm trọng và cuối cùng mất răng.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu bao gồm: thói quen sức khỏe răng miệng nghèo nàn, sử dụng thuốc lá, bệnh tiểu đường, người lớn tuổi, suy giảm miễn dịch, dùng thuốc, một số virus và nhiễm nấm, khô miệng, nội tiết thay đổi, chẳng hạn như những người liên quan đến mang thai, chu kỳ kinh nguyệt hoặc sử dụng thuốc tránh thai, dinh dưỡng kém.

Nếu không điều trị viêm nướu có thể tiến triển đến bệnh nướu răng. Lây lan đến các mô cơ và xương (nha chu), một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều có thể dẫn đến mất răng. Nha chu và sức khỏe răng miệng kém nói chung cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Điều trị thường có thể đảo ngược các triệu chứng của viêm nướu. Ngăn chặn sự tiến triển của bệnh nướu đã nghiêm trọng và mất răng.

Viêm nướu gây ra các bệnh lợi nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thờ
Viêm nướu có thể dẫn đến các bệnh về lợi nghiêm trọng

Hôi Miệng

Có nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng như: do thức ăn (thức ăn dắt vào răng không được lấy ra), thực phẩm (một số thực phẩm có mùi như hành, tỏi…), các vấn đề về nha khoa như vệ sinh răng miệng kém và bệnh nha chu, do dùng thuốc, do bệnh lý (viêm mũi, họng), hút thuốc lá…

Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây hôi miệng. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, cần chú ý tới một số biện pháp có thể khắc phục chứng hôi miệng. Vệ sinh răng miệng hàng ngày (đánh răng sau khi ăn ít nhất hai lần/ngày). Dùng chỉ nha khoa đúng cách loại bỏ thức ăn và mảng bám giữa các răng ít nhất một lần một ngày và uống nhiều nước. Tránh những thực phẩm và đồ uống khác có thể gây hơi thở hôi và thường xuyên kiểm tra răng miệng (ít nhất hai lần một năm)…

Tránh các loại thực phẩm và đồ uống gây hôi miệng
Tránh những thực phẩm và đồ uống có thể gây hơi thở hôi

Khô miệng

Là tình trạng thiếu nước bọt kéo theo nhiều hệ lụy của các bệnh về răng miệng thường gặp.  Ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và sức khỏe của răng miệng. Vì tác dụng của nước bọt sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách hạn chế vi khuẩn phát triển và rửa đi thức ăn và mảng bám. Nước bọt giúp tăng cường khả năng hương vị và làm cho dễ dàng hơn để nuốt. Ngoài ra, enzym trong nước bọt vào trợ giúp tiêu hóa.

Khô miệng có nhiều nguyên nhân. Bao gồm: dùng thuốc (một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh trầm cảm, thuốc cao huyết áp,...). Do lão hóa, dùng thuốc trị ung thư (thuốc hóa trị có thể làm thay đổi bản chất và số lượng sản xuất nước bọt. Bức xạ trị liệu đầu và cổ có thể ảnh hưởng tới tuyến nước bọt gây ra sự sụt giảm đáng kể sản xuất nước bọt), hút thuốc lá (hút thuốc lá hoặc thuốc lá nhai có thể làm tăng các triệu chứng khô miệng).

Khô miệng có thể là một hậu quả của một bệnh hoặc một phương pháp điều trị nào đó. Bao gồm bệnh tự miễn dịch, tiểu đường, bệnh Parkinson, HIV/AIDS, rối loạn lo âu và trầm cảm. Đột quỵ và bệnh Alzheimer có thể gây ra nhận thức của miệng khô, mặc dù các tuyến nước bọt hoạt động bình thường. Ngáy và thở bằng miệng mở cũng là nguyên nhân gây khô miệng.

Sử dụng nước súc miệng có thể thay đổi cân bằng vi khuẩn có lợi trong miệng
Tránh dùng nước súc miệng hoặc thuốc xịt làm thay đổi cân bằng vi khuẩn có lợi trong miệng

Nấm Miệng Bệnh Răng Miệng

Thường là do nấm Candida gây nên. Nấm Candida tích tụ trên niêm mạc miệng, có màu trắng thường ở lưỡi hoặc má trong, gây tổn thương răng miệng. Các tổn thương có thể bị đau và có thể chảy máu một chút khi cạo ra. Đôi khi nấm có thể lây lan sang vòm miệng, nướu răng, amiđan hoặc sau cổ họng.

Bất cứ ai cũng có thể bị nấm miệng nhưng trẻ nhỏ (sơ sinh), những người đeo răng giả, sử dụng corticosteroid hít hoặc có tổn thương hệ thống miễn dịch (người nhiễm HIV/AIDS) thường hay mắc nấm miệng hơn.

Đối với người đang khỏe mạnh thì nấm miệng là một vấn đề nhỏ. Nhưng ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, các triệu chứng của bệnh nấm miệng có thể nặng hơn và khó kiểm soát.

nguyên nhân của bệnh nấm miệng
Cần phải thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày

Việc điều trị nấm miệng cũng phải tùy thuộc vào tuổi, nguyên nhân gây nhiễm nấm và sức khỏe tổng thể của người bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định thuốc và liều dùng phù hợp…

Ngoài việc dùng thuốc chống nấm của các bệnh về răng miệng, cần phải thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Tránh dùng nước súc miệng hoặc thuốc xịt làm thay đổi cân bằng vi khuẩn có lợi trong miệng. Không dùng chung bàn chải đánh răng.

Trên đây, là các bệnh rặng miệng thường gặp. Bạn sẽ chủ động phòng ngừa bệnh tật bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt. Giúp bạn có nụ cười rạng rỡ và tự tin hơn. Bạn cũng cần định kỳ đến nha sĩ để được chăm sóc răng miệng thường xuyên và kịp thời điều trị các bệnh về răng miệng.

Cập nhật lần cuối: 14:10 | 15 Thg 10, 2024

Bài viết liên quan

bacsi247

Bệnh Nhiễm Giun Sán Và Điều Cần Biết

bacsi247

Bacsi247

Cập nhật: 29 Thg 10, 2024

bacsi247

Bệnh Bạch Hầu Và Cách Phòng Bệnh

bacsi247

Bacsi247

Cập nhật: 01 Thg 11, 2024

bacsi247