Cách Nhận Biết Son Môi Có Chì
Son môi có chì, ngày nay, ra ngoài đường cứ thấy 10 cô gái thì hết 9 cô dùng son. Nó quá quen với các chị em phụ nữ, giống như vật bất ly thân của họ. Có người dùng son loại tốt, có người dùng son không tốt. Những chị em dùng son không tốt và cứ dùng hằng ngày, không biết chúng gây hại như nào. Trong son môi có kết quả cho rằng son môi có chì.
Mới đây kết quả xét nghiệm máu của cô gái ở Hà Nội. Cho biết, phát hiện lượng chì gấp 3 lần ngưỡng cho phép. Trong khi tiền sử không tiếp xúc các nguồn nhiễm trừ việc dùng son môi màu đỏ hàng ngày.
Nội dung bài viết
SON MÔI CÓ CHÌ
Tiến sĩ Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Bác sĩ cho biết, cô gái là một nữ MC truyền hình, có triệu chứng mất ngủ, táo bón, hay quên,... Nghi ngờ cố gái này đã bị nhiễm độc chì vì dùng son môi nhiều. Bác sĩ kiểm tra răng phát hiện vùng lợi của cô đã chuyển màu đen xám, lấp lánh ánh kim loại. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy lượng chì lên tới 32 mcg/dL, gấp hơn 3 lần ngưỡng cho phép. Cô gái cho biết không dùng thuốc nam hay tiếp xúc thường xuyên với các nguồn nhiễm chì. Ngoại trừ việc hàng ngày sử dụng son môi đậm màu đỏ, đỏ cam.
Vì thế, tiến sĩ Duệ cho rằng nhiều khả năng cô bị nhiễm chì do son môi. Đây là trường hợp ngộ độc chì nghi ngờ vì dùng son môi đầu tiên tiến sĩ Duệ ở Việt Nam. Tiến sĩ Duệ cho biết, nữ bệnh nhân được điều trị thải độc chì trong một thời gian dài và chia nhiều đợt.
Nghiên Cứu Chì Có Trong Son Môi
Nghiên cứu cho rằng lượng chì trung bình trong 1 son môi là 1.11PPM. Có nghĩa là, với một cây son 1,5gam chỉ có một phần triệu lượng chì. Sự thật là lượng chì này chẳng có ý nghĩa gì với cơ thể chúng ta cả. Nói cách khác, một đời người phụ nữ có thể ăn hết 300 cây son môi mà không gây ra ngộ độc.
Việc sử dụng son có chì tuy không biểu hiện rầm rộ ngay nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chì vào cơ thể theo đường hô hấp và tiêu hóa. Nhiễm độc cấp tính có thể gây nôn, tiêu chảy. Nếu thường xuyên không lau son môi trước khi ăn, uống thì lượng chì bị nuốt vào dạ dày sẽ còn cao hơn nhiều. Chất chì trong son môi phản ứng với các enzym có trong dạ dày, có nguy cơ gây nhiễu loạn, phá vỡ hoạt động hệ tiêu hóa.
Nếu bệnh nhân bị ngộ độc mãn tính, chì sẽ lắng đọng ở nhiều bộ phận cơ thể, trong đó có xương. Theo bác sĩ, không phải tất cả son môi đều chứa chì. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng. Kim loại độc hại này có mặt trong son môi nhiều hơn mức mọi người thường nghĩ. Chì được nhà sản xuất cho vào thành phần son môi có tác dụng làm tăng độ bám dính. Son càng nhiều chì thì càng có độ bám dính lâu. Bác sĩ khuyên nên tránh dùng son môi màu đậm. Trước khi đánh son thì không nên liếm môi và trước khi ăn cần lau sạch.
Tác Hại Khi Dùng Chì Có Trong Son Môi
Chì gây nhiễm độc trong máu gây tử vong. Khi mẹ mang thai em bé mà dùng son môi dẫn đến sự nguy hiểm cho bé đang trong bụng. Sau khi sinh ra trẻ bị nhiễm độc chì thường có biểu hiện bất thường về tinh thần, thể lực và trí tuệ. Nếu nhiễm độc ở mức độ nhẹ thì trẻ khó tính, dễ cáu bẳn, hay quấy khóc, bướng bỉnh, nghịch ngợm, không chịu nghe lời. Ở mức độ nặng hơn, nạn nhân có thể bị liệt cơ, mềm nhũn chân tay, thiếu máu, co giật và hôn mê.
Khi người lớn nhiễm độc chì do son thường chán ăn, mất ngủ, đau đầu, thiếu máu, suy giảm sức khỏe. Có thể suy giảm trí nhớ và giảm năng suất lao động, tổn thương dây thần kinh... viêm da, mẩn ngứa, kích ứng có liên quan đến thói quen sử dụng mỹ phẩm, trong đó có son môi.
Cách Nhận Biết Chì Có Trong Son Môi
Tuy nhiên, lượng chì an toàn chỉ ứng với son môi được sản xuất một cách chính thống, các hãng danh tiếng. Son môi mang độc chì cao vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường. Từ những nhà sản xuất nhỏ lẻ không kiểm soát an toàn.
Vì vậy, dưới đây là gợi ý cách kiểm tra son môi các bạn gái lưu ý nhé:
Đọc Kỹ Thành Phần Của Son Môi
- Bỏ qua những son môi có thành phần mineral oil (liquit paraffin, white oil, liquit petroleum),…
- Chọn những thành phần như shea butter hoặc jojoba,..và có chỉ số SPF chống nắng an toàn cho môi nhé.
Cách Nhận Biết Chì Trong Son Môi Bằng Vàng
Hầu hết son môi đều có chì nên việc thử sẽ có chút khó khăn. Phân biệt màu nhận được khi thử bằng cách thoa son lên mu bàn tay. Sau đó dùng trang sức bằng vàng chà lên vết son. Để trên tay đó và theo dõi màu của son trên da như sau:
Nếu có màu xám nhẹ hoặc không là an toàn
- Nếu có màu xám đậm hoặc đen là vượt quá quy định, chì quá nhiều, không nên sử dụng
Nhưng cách thử chì trong son với vàng cũng vấp nhiều ý kiến trái chiều. Về độ chính xác của nó cũng không hoàn toàn kiểm tra được
Cách Nhận Biết Chì Có Trong Son Môi Bằng Nước
Cho một ít son vào cốc nước. Nếu son lắng xuống đáy cốc là nó chứa nhiều kim loại nặng, nguy hiểm. Hoặc khi bạn có thoa chút son và uống nước. Khi son dính trên cốc mà dùng khăn giấy lau không sạch hết son thì chứng tỏ son có chì. Không những thế còn có nhiều thành phần hóa học không tốt, cần loại ngay.
Đó là những gì chúng tôi biết về son môi cho những chị em biết. Hy vọng các chị em hãy cẫn thận với son môi. Bạn thắc mắc hãy liên hệ đến chúng tôi.